HTX TCMNXK Vĩnh Phước
17/04/20241041
HỢP TÁC XÃ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU VĨNH PHƯỚC LẤY THỊ TRƯỜNG LÀM MỆNH LỆNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA
[15/03/2021] |
I. KHÁI QUÁT CHUNG HỢP TÁC XÃ
1. Tên đơn vị: Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Xuất khẩu Vĩnh Phước.
2. Địa chỉ: tổ Dân phố 17, P. Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
3. Năm thành lập: 1978. Sản xuất các mặt hàng Thủ công Mỹ nghệ xuất khẩu.
1. Tên đơn vị: Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Xuất khẩu Vĩnh Phước.
2. Địa chỉ: tổ Dân phố 17, P. Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
3. Năm thành lập: 1978. Sản xuất các mặt hàng Thủ công Mỹ nghệ xuất khẩu.
1. Bối cảnh kinh tế xã hội ở địa phương nơi hợp tác xã hoạt động
Tiền thân hợp tác xã sản xuất kinh doanh các mặt hàng Thủ công Mỹ nghệ là sự khởi đầu của Tổ hợp nguyên lập, được thành lập và ra đời vào năm 1978. Mục tiêu khởi nghiệp của Tổ hợp nguyên lập lúc bấy giờ, chủ yếu là sử dụng công lao động nông nhàn và nguyên liệu bằng lá buông sẵn có tại địa phương. Tổ hợp nguyên lập do một số đảng viên hưu trí và những người có tâm huyết thành lập. Chừng 50 người cùng tham gia góp vốn sản xuất. Các mặt hàng của Tổ hợp được đặt tại nhà một thành viên của Tổ hợp tại xã Ninh Đa. Để mở rộng sản xuất và phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước. Năm 1980 Tổ hợp nguyên lập được chuyển đổi thành hợp tác xã với tên gọi là Hợp tác xã Lá buông cao cấp Vĩnh Phước.
Sau khi chuyển đổi thành hợp tác xã, hợp tác xã tập hợp được 120 xã viên, với số vốn góp ban đầu của mỗi xã viên là tương đương: 20.000 đồng quy từ thóc. Lúc bấy giờ để đảm bảo tiến độ giao hàng và ổn định sản xuất. hợp tác xã đã thuê 3 phòng học tại 1 trường học ở thị trấn Ninh hòa để làm nhà kho nơi sản xuất và Văn phòng giao dịch. Năm 1981, hợp tác xã được Ủy ban huyện Ninh Hòa quyết định giao mặt bằng tại thôn 9, thị trấn Ninh Hòa để tiến hành xây dựng. Cho đến hôm nay với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, hợp tác xã đã di dời từ địa điểm sản xuất tại thôn 9 sang tổ dân phố 17, thị xã Ninh Hòa.
Trong thời kỳ này đến năm 1990, hợp tác xã hoạt động trong cơ chế bao cấp, mọi công việc từ sản xuất đến kinh doanh đều do cấp trên lãnh đạo, và thị trường chủ yếu của hợp tác xã là xuất hàng sang các khối Đông Âu và xã hội chủ nghĩa. Các mặt hàng chủ lực được sản xuất trong giai đoạn này còn nhiều thô thiển, đơn điệu, mẫu mã không có gì thay đổi qua nhiều năm sản xuất. Bộ máy nhân sự và hành chính hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào các chỉ tiêu phân bổ từ cấp trên, nên thiếu sự năng động.
Khi đất nước chuyển dần sang cơ chế thị trường, đồng thời thị trường mua hàng của Đông Âu sụp đổ, các đơn hàng truyền thông mất hoàn toàn. Lúc bấy giờ đứng trước sự lựa chọn giữa giải thể Hợp tác xã giống như một số hợp tác xã đã giải thể trong bối cảnh này, hoặc là tiếp tục sản xuất với muôn vàn khó khăn trước mắt: khó khăn về phương thức sản xuất, khó khăn về tổ chức bộ máy hành chính và nhân sự, khó khăn về vốn, khó khăn về thị trường tiêu thụ...
Qua nhiều cuộc họp để thảo luận và xây dựng quyết tâm, toàn thể cán bộ và xã viên Hợp tác xã đều đồng tâm nhất trí đổi mới phương thức sản xuất, đầu tư công nghệ, tổ chức bộ máy và sáng tạo nhiều mẫu mã mới để Hợp tác xã bước vào một thị trường mới đầu cạnh tranh khốc liệt.
Để phù hợp và huy động thêm vốn, đến năm 1991 Hợp tác xã quyết định đánh giá lại toàn bộ vốn để giải quyết cho một số xã viên không còn phù hợp với môi trường mới của Hợp tác xã xin rút ra và rút vốn cổ phần. Đây được coi như là một quyết định táo bạo vì trong giai đoạn này chưa có luật quy định một cổ đông được mua nhiều cổ phần. Với mệnh giá ban đầu là 200.000 đ/1 phần vốn góp và với một số vốn ít ỏi ban đầu này. Hợp tác xã đã xây dựng mục tiêu chiến lược được hoạch định rõ ràng và minh bạch cộng với lòng quyết tâm cao độ của toàn thể cán bộ xã viên và nhân viên của Hợp tác xã.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh những năm qua đã thu được những thành công to lớn, doanh thu hàng năm tăng bình quân từ 30-50% lợi nhuận chia theo vốn góp được nhân lên gấp nhiều lần, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Lương của người lao động ngày càng được thỏa mãn, giải quyết được nhiều lao động chưa có việc làm tại địa phương. Hỗ trợ các phong trào phúc lợi của địa phương.
Năm 1996, Luật Hợp tác xã mới ra đời, việc ra đời của Luật Hợp tác xã mới như tiếp thêm sức mạnh và cơ chế để Hợp tác xã mạnh dạn tăng vốn và tăng mệnh giá vốn góp. Đến năm 2003, mệnh giá đã lên đến 4.000.000 đ/phần vốn. Từ giai đoạn này trở về sau, Hợp tác xã đã biết đến như một thương hiệu nổi tiếng trong ngành thủ công mỹ nghệ trong tỉnh và quốc gia.
Các mẫu mã mới liên tục được đưa ra thị trường, sản phẩm của Hợp tác xã lần lượt được xuất đi các nước trên thế giới như: Nhật, Đức, Pháp, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Úc, NewZelan... Từ khi chuyển đổi hình thức hoạt động theo Luật Hợp tác xã, với cơ chế thông thoáng, Hợp tác xã đã đầu tư tương đối hệ thống trang thiết bị, máy móc và công cụ cũng như đào tạo công nhân để khép kín quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm của Hợp tác xã khá đa dạng về mẫu mã và phong phú về chủng loại hàng hóa trở thành một Hợp tác xã đã chủ động khai thác các nguồn nguyên vật liệu, sáng tác mẫu mã mới đồng thời tìm kiếm các đối tác thông qua các công ty thương mại và các công ty nước ngoài để giải quyết đầu ra cho sản phẩm của mình.
Sản phẩm của Hợp tác xã hiện nay đã có mặt trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời cũng đang từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ dẫu khó khăn nhưng cũng đầy nhiệt huyết.
Trải qua một thời kỳ đầy chông gai thử thách, giờ đây Hợp tác xã đã thật sự lớn mạnh. Từ 50 người với số tiền đóng góp nhỏ nhoi để thành lập tổ hợp tác, đến Hợp tác xã đã ổn định về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa với 154 thành viên tương đương 899 phần vốn góp.
Nguyên vật liệu chủ yếu: Lá buông, bẹ chuối, lá dứa, cói, bàng... Trong những năm đầu hoạt động, Hợp tác xã thường thu mua ở các xã trong huyện, và các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn. Qua thời gian vùng nguyên liệu không đáp ứng nhu cầu sản xuất nên mở rộng thu mua tại các tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Thuận, Long An, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và các nước bạn Campuchia. Để có vùng nguyên liệu sản xuất lâu dài, Hợp tác xã có dự án khối phục và bảo tồn vùng nguyên liệu tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển.
Tình hình tài chính lành mạnh, thể hiện sự đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước trong công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Đội ngũ công nhân viên từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ý thức làm chủ tập thể và tác phong làm việc khoa học, hiệu quả.
Về vật chất, tinh thần công nhân viên được chăm lo tốt, tạo được niềm tin và ổn định đời sống an tâm phấn khởi trong công tác. Đơn vị luôn giữ được truyền thống đoàn kết nhất trí trong nội bộ, mối liên hệ giữa người lao động với Hợp tác xã ngày càng gắn bó.
2. Kết quả hoạt động của Hợp tác xã:
a.) Hoạt động sản xuất kinh doanh: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường như đan, tết, bện.. tận dụng các phế phẩm của môi trường như: Bẹ chuối, lá buông, lục bình, mây, tre, lá nứa...phục vụ nhu cầu xuất khẩu trong nước và nội địa.
Hiện nay Hợp tác xã mở ra 4 chi nhánh, 20 vệ tinh nằm ở các xã trong và ngoài thị xã nhằm cung cấp, đáp ứng kịp thời các đơn hàng lớn, đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm, uy tín của đơn vị với các đối tác trong và ngoài nước. Giải quyết 4000-5000 lao động nhàn rỗi cho bà con lao động trong và ngoài thị xã. Hợp tác xã không ngừng nghiên cứu và thay đổi quy trình sản xuất, thiết bị công nghệ hiện đại, luôn mở các lớp đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho công nhân viên. Đơn vị không ngừng phát huy năng lực đã góp phần vào việc phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Hợp tác xã đã trở thành đơn vị điển hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng kinh tế tập thể của tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể theo từng năm số liệu chuyển biến như sau:
Nhờ đạt được những thành quả lao động đó nên vào ngày 17/4/2003 đơn vị được cấp giấy chứng nhận của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, là một tổ chức luôn đi đầu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác sản xuất kinh doanh và chấp hành tốt chính sách pháp luật Nhà nước do Chủ tịch trao tặng và nhiều bằng khen dành cho Ban Giám đốc.
Năm 2004 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Đặc biệt, năm 2005 được Chủ tịch nước tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”. Chấp hành các chính sách pháp luật, tham gia các hoạt động xã hội, công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và môi trường làm việc an toàn cho thành viên và người lao động.
Thực hiện đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hộ lao động, hợp đồng lao động. Ngoài ra, Hợp tác xã còn hỗ trợ và trợ cấp cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua, Hợp tác xã đều đạt và vượt kế hoạch, nguồn vốn các năm đều được nâng lên, tạo việc làm ổn định cho công nhân và nộp ngân sách cho Nhà nước mỗi năm đều tăng đến hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó luôn quan tâm đến công tác nhân đạo trong Hợp tác xã cũng như công tác nhân đạo trong cộng đồng xã hội.
Do đặc thù công việc, người lao động làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với khí hậu bụi độc hại. Hàng năm Hợp tác xã đều xây dựng kế hoạch và duy trì tốt biện pháp phòng chồng và hạn chế ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường của đơn vị nói riêng và môi trường xung quanh nói chung.
Bên cạnh việc tránh cho môi trường không bị ô nhiễm mà đơn vị đã cố gắng thực hiện và duy trì trong tương lai. Đơn vị còn áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường duy trì nề nếp hoạt động trong đơn vị, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, bảo trì, tu dưỡng máy móc thiết bị, vệ sinh thường xuyên nhà xưởng và các hố ga tập trung. Thường xuyên tổ chức tập huấn công nhân viên về chấp hành nghiêm chỉnh công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt và thường xuyên giám sát môi trường, các quy chế quản lý nhà nước về môi trường. Hợp tác xã sẽ tiếp tục rà soát các tiêu chuẩn về môi trường và trách nhiệm xã hội để bảo đảm được rằng những việc đơn vị đã làm được thì duy trì cải thiện ngày càng tốt hơn. Những công việc chưa làm phải cường quyết thực hiện cho xong cho hết vì đây là công việc tiên quyết và bức bách, điều kiện không thể thiếu, yếu trong quá trình tiếp cận khách hàng hòa nhập và Thương mại Quốc tế.
3. Bài học kinh nghiệm
Lấy thị trường để sản xuất hàng hóa: Mở rộng thị trường (nước ngoài và nội địa) nhưng lấy một số khách hàng lớn làm trọng điểm như Mỹ, Đức.. để làm bàn đạp xuất khẩu hàng hóa.
Lấy uy tín sản phẩm hàng hóa để mở rộng và giữ khách hàng bằng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa. Bám vào chất lượng hàng hóa, đang thực hiện hệ thống ISO 9001:2008 (hệ thống chất lượng sản phẩm).
- Huy động vốn bằng cách xóa bỏ mệnh giá bao cấp chuyển sang phát hành và phát huy cổ phiếu, hiện tại giá vốn góp là: 4.000.000 đồng.
- Tăng vốn điều lệ ban đầu là 376.800.000 đồng tăng lên 10.000.000.000 đồng.
Xây dựng Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát có tư duy đổi mới và thích ứng với cơ chế thị trường, dám nghĩ, dám làm và dám quyết. Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, thi đua, phân cấp những tay nghề cao thấp tương xứng.
- Hình thành và mở rộng mặt hàng mới đa dạng, những phân xưởng mới thực hiện ISO 9001:2008; ISO 14001:2008, SA 8000:2001.
Khuyến khích sản xuất nâng cao thu nhập cho đội ngũ quản lý và thành viên.
II. GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Để phát triển Hợp tác xã mang tính bền vững, bắt kịp và hòa nhập vào thị trường chung của thế giới trong những năm tới, Hợp tác xã thực hiện một số giải pháp sau:
1. Về bộ máy điều hành của Hợp tác xã
- Tổ chức và sắp xếp bộ máy quản lý các cấp và nhân viên nghiệp vụ, tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm và đào tạo các chức danh còn thiếu, yếu. Giải quyết căn bản về nguồn nhân lực hiện nay của Hợp tác xã.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ quản lý, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho đối tượng là quản lý cấp 2, 3 và công nhân. Bố trí, giao việc cho cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ và giải quyết cho thôi việc đối với những cán bộ nhân viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
2. Tổ chức sản xuất kinh doanh
- Tăng cường đầu tư công nghệ, công cụ, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất bảo đảm năng suất, chất lượng giảm giá thành sản xuất.
- Sắp xếp và kiện toàn lại hệ thống sản xuất theo hướng tăng cường năng lực sản xuất của các nhà cung cấp sản phẩm, bằng cách hỗ trợ kỹ thuật đào tạo tay nghề và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, tư vấn để các nhà cung cấp của Hợp tác xã có thể giao dịch với nhà cung cấp khác Hợp tác xã nhằm giải quyết việc làm cho người lao động theo tinh thần nâng cao năng lực cạnh tranh và cùng phát triển.
3. Xúc tiến thương mại
Hiện nay cơ chế lạm phát Hợp tác xã chuyển đổi từ sản xuất tập trung chuyển sang Thương mại và dịch vụ, xây dựng các Doanh nghiệp tư nhân và tổ chức ký hợp đồng mua bán với họ, trên cơ sở những đội ngũ sản xuất cũ không làm xáo trộn việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã.
Trong những năm tới, Hợp tác xã phải tăng cường triển khai có hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới có tiềm năng, duy trì và thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Sự thành công của Hợp tác xã trong tương lai là động lực giải quyết việc làm cho cả nguồn lực của Hợp tác xã.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay, bộ phận thương mại phải được hoàn thiện nâng cấp để bảo đảm việc làm hoàn thành nhiệm vụ tăng trưởng vượt trên 20% doanh thu hàng năm.
4. Tài chính
- Do thay đổi hình thức kinh doanh: bán hàng cho các công ty thương mại trong nước để xuất khẩu. Hợp tác xã hiện nay đang và sẽ chuyển qua hình thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng nhập khẩu và khách hàng ngày càng lớn. Với sức mua cho mỗi đơn hàng càng nhiều, nên việc đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất, tồn kho nguyên nhiên vật liệu, bán sản phẩm rất lớn cũng như vốn luân chuyển chậm, nên Hợp tác xã trong thời gian đến cần phải huy động thêm vốn và tăng mức tín dụng mới bảo đảm được sản xuất kinh doanh.
5. Sản phẩm
- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu để phát triển mẫu mã, quy trình kỹ thuật theo Yêu cầu của thị trường và khách hàng để duy trì đơn hàng bảo đảm tăng doanh số theo nguyên tắc đa dạng hóa ngành nghề và phát triển liên tục, bền vững.
6. Hợp tác, liên kết
- Mở rộng sự hợp tác kiên kết với các thành phần kinh tế khác để phát huy được các thế mạnh lẫn nhau trên tinh thần cùng có lợi.
- Liên hệ mật thiết với các đơn vị quản lý nhà nước trong thị xã cũng như trong tỉnh. Đồng thời gắn sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã với các đơn vị trong và ngoài tỉnh cũng như toàn thế giới.
- Đoàn kết nhất trí trong Ban Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và đội ngũ công nhân viên.
- Chống tham ô, tham nhũng trong nội bộ.
- Dân chủ bàn bạc các phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng các mặt hàng mới, tạo uy tín và phát huy thương hiệu, nhãn hiệu của Hợp tác xã.
Thực hiện: H.H
Home:
Related posts
HTX Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Vĩnh Phước - nơi nghệ nhân "thổi hồn" vào sản phẩm mây tre đan
19/08/2024391
Những người “thổi hồn” vào sản phẩm mây tre đan
HTX Vĩnh Phước tham gia Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương khu vực kinh tế tập thể các tỉnh, thành phố Duyên Hải - Miền Trung năm 2024
19/08/2024293
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã giữa các tỉnh, thành phố
Â
24/05/2024567
Ninh Hòa: sản phẩm của HTX TCMNXK Vĩnh Phước cùng 29 sản phảm của đơn vị khác tham gia Chương trình OCOP
Biểu dương, tôn vinh
26/04/2024719
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong tháng hành động vì Hợp Tác Xã